TS Trần Nam Dũng chia sẻ, ngay từ đầu nhà trường đã có phương án phòng chống dịch, dù lúc này dịch Covid-19 phức tạp ở nhiều tỉnh thành nhưng TP.HCM đang “tương đối bình yên”. Nếu các năm trước, việc sắp xếp phòng thi cho thí sinh chỉ phải làm 1 lần, thì năm nay mọi việc phải làm nhiều lần.
Những phòng thi rộng “thênh thang”năm trước có 40-50 người vẫn “lọt thỏm” thì năm nay phải rút xuống tối đa 30 người. Điều đó có nghĩa mỗi phòng thi chỉ sắp xếp tối đa 28 thí sinh và 2 cán bộ coi thi, đủ điều kiện giãn cách. Mỗi lần giãn phòng thi Hội đồng tuyển sinh làm lại từ đầu từ việc sắp xếp phòng, dán ảnh, in giấy báo thi cho hợp lý.
![]() |
TS Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (Ảnh: FB nhân vật) |
Những phương án phòng chống dịch Covid-19 đã tính toán kỹ như quy định giãn cách, khai báo y tế, 5K…nhưng trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề nảy sinh như sắp xếp học sinh ra về như thế nào? Trong điều kiện trời mưa thì làm sao để phụ huynh đón thí sinh nhanh nhất, tránh ùn tắc...
“Đặc trưng của thi cử là thi xong thì thí sinh, phụ huynh hay túm tụm bàn luận. Vì dịch covid-19, năm nay việc này không được phép. Thay vì cho tất cả thí sinh ra về cùng lúc như các năm trước, năm nay chúng tôi quyết định hết giờ thì cho thí sinh ở từng lầu các tòa nhà ra về. Hết lầu 1 đến lầu 2, 3 rồi 4. Những lúc đông quá, hội đồng tuyển sinh nhờ cơ quan chức năng phân luồng…” – TS Nam Dũng kể.
Theo TS Trần Nam Dũng, 2 ngày đầu kỳ thi diễn ra nhẹ nhàng dù lúc này ở TP.HCM đã có một số ca mắc covid-19. Cả hội đồng tuyển sinh mừng và cầu mong thành phố không có thêm ca bệnh.
Thế nhưng khi kỳ thi mới đi được 2/5 quãng đường (thí sinh thi xong 4 môn chuyên) thì TP.HCM ghi nhận thêm 36 ca mắc covid-19 liên quan đến Nhóm truyền giáo Phục Hưng. Chiều tối hôm đó (27/5), Hội đồng tuyển sinh họp và đưa ra các phương án được tổ chức thi tiếp hay phải dừng lại. Nếu dừng và chỉ thi được 1 phần thì tuyển sinh như thế nào.
![]() |
Thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu (Ảnh: Thanh Tùng) |
“Đặc trưng thi vào Trường Phổ thông Năng khiếu là các thí sinh đến từ cả nước. Nếu dừng thi sẽ rất tội cho thí sinh và chắc chắn các em phải về địa phương. Nhưng nếu thành phố yêu cầu dừng thi chắc chắn phải thực hiện. Lúc này chủ tịch Hội đồng làm báo cáo khẩn gửi UBND thành phố xin ý kiến”- TS Trần Nam Dũng kể.
Theo TS Trần Nam Dũng, cả Hội đồng thi ai cũng lo lắng, đặc biệt là lãnh đạo hội đồng. Mặt khác mọi người quyết tâm làm cho tốt. Nhưng đêm đó cả hội đồng gần như ai cũng mất ngủ.
“5 ngày diễn ra kỳ thi tôi đều cố chợp mắt nhưng chỉ một chút. Rất may mắn có sự đồng lòng và được hỗ trợ nên chúng tôi đã hoàn thành. Cuối ngày 30/5, ai cũng thở phào nhẹ nhõm”.
Việc khó nhất đã xong, theo TS Nam Dũng Hôm nay Hội đồng bắt đầu chấm thi các môn Văn và Toán. Việc công bố điểm có thể trễ hơn so với dự kiến ban đầu.
Minh Anh
UBND TP Hà Nội đồng ý điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi... tuyển sinh vào lớp 10 trong tình hình dịch Covid-19.
" alt=""/>TS Trần Nam Dũng kể chuyện 'mất ngủ' làm thi vào lớp 10 PTNKKhoa AI được Học viện thành lập trên cơ sở tối ưu các nguồn lực ưu tiên cho ngành đào tạo mũi nhọn này, với đội ngũ nhân sự ban đầu gồm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Cường làm Trưởng khoa kiêm Trưởng bộ môn AI ứng dụng, cùng các giảng viên được điều chuyển từ 3 khoa chuyên môn khác của trường.
Khoa AI của Học viện sẽ không chỉ là nơi đào tạo những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, mà còn là trung tâm nghiên cứu và phát triển những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội với nhu cầu nhân lực trong ngành AI liên tục tăng cao. Khoa mới sẽ đóng vai trò đầu tàu trong việc trực tiếp đào tạo ngành AI, đồng thời hỗ trợ đào tạo chuyên ngành AI cho các khoa khác trong trường.
"Tầm nhìn phát triển của khoa AI trong 10 năm tới là trở thành đơn vị số 1 về đào tạo AI của cả nước cả về nghiên cứu và chất lượng đào tạo. Mục tiêu phấn đấu là đến năm 2035 đưa Học viện vào top 400 - 450 trường đại học hàng đầu thế giới về nghiên cứu AI", Giáo sư Từ Minh Phương cho hay.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Khoa AI của Học viện muốn xuất sắc thì phải có một triết lý khác biệt và xuất sắc về đào tạo AI. Chính triết lý đào tạo này sẽ là thỏi nam châm về thu hút tri thức xuất sắc, giáo viên xuất sắc và sinh viên xuất sắc. Về thu hút giáo viên, chuyên gia xuất sắc tham gia giảng dạy thì chú ý thu hút cái hồn của họ, tri thức của họ, sự xuất sắc của họ hơn là sự hiện diện vật lý của họ.
Một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của AI, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu yêu cầu, chương trình đào tạo AI của Học viện cần được cập nhật liên tục, sát với các chương trình giảng dạy về AI của các đại học trên thế giới.
Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ: Chương trình giảng dạy AI tại Việt Nam phải chú trọng thúc đẩy việc ứng dụng, giúp Việt Nam đi đầu về ứng dụng, có đủ nhân lực AI để đưa ứng dụng AI vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội Việt Nam. “Học viện cần đặt mục tiêu đạt top 100 trường đại học hàng đầu thế giới về đào tạo ứng dụng AI”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu yêu cầu với trường và khoa.
Cùng với việc tích cực hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, khoa AI của Học viện cũng cần lưu ý việc đào tạo nhân lực AI cần kết hợp đào tạo đại học, cao học, tiến sĩ và đào tạo lại. Các kỹ sư điện tử, viễn thông, CNTT có thể "reskill" (đào tạo lại) để thành kỹ sư AI, để đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực AI trong thời gian ngắn.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý, khoa AI của Học viện và các sinh viên của khoa phải nhận thức sâu sắc về những nguyên tắc quản lý và phát triển AI, như: Đảm bảo sự minh bạch và giải thích được; Tôn trọng các giá trị đạo đức và quyền con người; Bảo vệ quyền riêng tư... Việc này nhằm đảm bảo AI luôn phụng sự con người.
Trong khuôn khổ sự kiện, Học viện và FPT Smart Cloud, Ericsson đã trao biên bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.